Chương Trình Học

Chương Trình Học

 

Mục Tiêu Học Tập 1 - Cốt cách

Lưu ý: Các môn có Màu ĐỎ chưa mở trước kì Xuân 2025

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
ENTR1022 Khởi Nghiệp và Đổi Mới Sáng Tạo 2 x
IDEA1010/11/12… Ý Tưởng Lớn 2 x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
LEAD1031 Trại Huấn Luyện Kỹ Năng Lãnh Đạo và Làm Việc Nhóm 2 x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
NDE1010 Giáo Dục Quốc Phòng 165 giờ x
LAW1010 Pháp Luật Đại Cương 2 x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
CAS2010 Đạo Đức Trong Thực Tiễn 2 x
MANA3021 Đạo Đức Trong Kinh Doanh 2 x
NURS3240 Đạo Đức Trong Chăm Sóc Sức Khỏe 2 x
TECH1010 Đạo Đức Trong Công Nghệ 2   x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
COSL1010 Học tập qua phục vụ cộng đồng

45 giờ

x

Mục tiêu học tập 2 - Công việc

Lưu ý: Các môn có Màu ĐỎ chưa mở trước kì Xuân 2025

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
THINK1010 Tư Duy Sáng Tạo và Phản Biện 2 x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
CECS1031 Tư Duy Máy Tính 2 x
CECS1050 Nhập Môn Hiểu Biết về Dữ Liệu 2 x
CECS1040 Nhập Môn Hiểu Biết về AI 2 x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
ENGL1030 Kỹ Năng Viết Học Thuật và Chuyên Nghiệp 2 x
ENGL1040 Giao Tiếp Cá Nhân và Đa Phương Tiện 2 x
CBM-X Nhập Môn Kỹ Năng Quản Lý 2 x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
VCOR1012A/B OASIS 45 giờ x
VCOR1021/22 Lối Sống Khoẻ Mạnh 45 giờ x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
Thực Tập 1 kì x

Mục tiêu học tập 3 - Kết nối

Lưu ý: Các môn có Màu ĐỎ chưa mở trước kì Xuân 2025

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
HASS1010 Triết Học Mác-Lênin (Triết học, Khoa học và Xã hội) 3 x
HASS1020 Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin (Kinh tế Chính trị Toàn cầu) 2 x
HASS1030 Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học (Chính trị và Biến đổi Xã hội) 2 x
HASS1041/42 Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Lịch sử và Văn hóa Việt Nam II) 2 x
HASS1050 Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Lịch sử và Văn hóa Việt Nam I) 2 x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
HASS1070 Định Hướng Xuyên Văn Hoá 2 x
HASS1100 Nhập Môn Quan Hệ Quốc Tế 2 x
CECS-X Con Người và Trí Tuệ Môi Trường

 

2 x
CAS-X Khoa Học Xã Hội và Phát Triển Bền Vững

 

2 x
UROP Nghiên Cứu Khoa Học Bậc Đại Học / Dự Án Sinh Viên Độc Lập

 

2 x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
ARTS1030 Thưởng Thức và Thực Hành Nghệ Thuật 2 x
PERF1010 Biểu Diễn và Thực Hành Nghệ Thuật 2 x

Môn Số Tín Chỉ Bắt Buộc Tự Chọn
Du Học Quốc Tế

NA

x

Lưu Ý

  • Tổng số tín chỉ = 35
  • Sinh viên phải hoàn thành tất cả các môn được liệt kê là “bắt buộc”. Đối với các môn “tự chọn”, sinh viên cần chọn một môn học từ cùng một chuyên đề. Ví dụ: Đối với chuyên đề 1.4 “Đạo đức”, sinh viên có thể chọn trong số các môn CAS2010, MANA3021, NURS3240, hoặc TECH1010
  • Sinh viên quốc tế được miễn tham gia Giáo dục Quốc phòng. Thay vào đó, các bạn phải đăng ký ít nhất một môn học từ khối 3.1 “Khám phá Việt Nam”

Mục tiêu học tập 1 - Cốt cách

 

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Phân tích cách tư duy khởi nghiệp góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng trong các bối cảnh doanh nghiệp, ngành công nghiệp và quốc gia.
  2. Đánh giá vai trò đa chiều của khởi nghiệp tại Việt Nam và quốc tế, cũng như tác động của khởi nghiệp đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời, sinh viên sẽ được tiếp cận với các nguyên tắc quản trị của VinGroup (6 Hóa).
  3. Đề xuất chiến lược nhằm đánh giá tư duy, giá trị và hành vi khi khởi nghiệp, qua đó phát triển tư duy khởi nghiệp ở cấp độ cá nhân cũng như tổ chức.
  4. Phát triển các kỹ năng quan trọng như tìm kiếm và đánh giá cơ hội, chấp nhận rủi ro một cách có tính toán, giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp hiệu quả và xây dựng ảnh hưởng với các bên liên quan.
  5. Thực hành làm việc nhóm, cùng nhau khám phá cơ hội, phát triển ý tưởng, tìm kiếm và trình bày giải pháp cho các thử thách thông qua hoạt động hackathon trong khóa học.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu và trình bày được khái niệm về một “ý tưởng lớn” – đó có thể là một giải pháp mới cho một vấn đề, một công nghệ đột phá, hoặc một cách tiếp cận sáng tạo trong công việc hay cuộc sống.
  2. Phân tích các tác động của ý tưởng lớn đối với đời sống cá nhân, xã hội, hoặc môi trường làm việc chuyên nghiệp.
  3. Xây dựng kế hoạch ứng dụng ý tưởng lớn để cải tiến phương pháp hiện tại hoặc tạo ra một sản phẩm hay giải pháp mới.
  4. Đánh giá khả năng ứng dụng của ý tưởng lớn, bao gồm việc phân tích lợi ích, rủi ro, và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực theo chủ đề của năm.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Nắm vững các khái niệm cơ bản về lãnh đạo, bao gồm đặc điểm, phong cách, giá trị và xu hướng lãnh đạo, đồng thời hiểu cách áp dụng những khái niệm này vào thực tế, đặc biệt là trong một bối cảnh thế giới đầy biến động như hiện nay.
  2. Mô tả và phân tích sự khác biệt và tương đồng giữa quản lý và lãnh đạo, đồng thời đánh giá cách áp dụng chúng trong môi trường tổ chức.
  3. Đánh giá các khía cạnh đa chiều của lãnh đạo ở Việt Nam cũng như ở môi trường quốc tế, cũng như tác động của lãnh đạo đối với môi trường làm việc, nhất l trong bối cảnh VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp, mơ hồ). Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu sâu về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của Vingroup.
  4. Phát triển tư duy lãnh đạo cá nhân thông qua việc xây dựng tầm nhìn và nhận thức bản thân, hiểu quan điểm của người khác, nhận diện bối cảnh, giao tiếp hiệu quả và đưa ra quyết định sáng suốt. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ học cách chịu trách nhiệm, truyền cảm hứng, và xây dựng một môi trường hợp tác để hướng tới thành công chung.
  5. Vận dụng các giá trị và kỹ năng lãnh đạo cơ bản thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại trại huấn luyện, tập trung vào việc phát triển kỹ năng lãnh đạo bản thân, làm việc nhóm và xây dựng mối quan hệ gắn kết.

Số giờ học: 165

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu và trình bày các kiến thức cơ bản về chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. Nắm vững các khái niệm cơ bản liên quan đến công tác quốc phòng và an ninh.
  3. Thực hiện đúng các quy tắc cơ bản và kỷ luật trong tổ chức quân đội.
  4. Thực hành các kỹ thuật và chiến thuật cơ bản trong tác chiến bộ binh.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ:

  1. Giải thích được lịch sử hình thành, bản chất hiện tại và mục tiêu của hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các cơ quan chủ chốt, học thuyết và nguyên tắc pháp lý nền tảng.
  2. So sánh và phân tích sự khác biệt và tương đồng giữa quản lý hệ thống pháp luật ở Việt Nam và các quốc gia khác.
  3. Hiểu rõ các cơ chế thực thi nghĩa vụ pháp lý, cơ sở của hình phạt và vai trò của tòa án, hội thẩm nhân dân trong hệ thống pháp luật.
  4. Vận dụng các quy định và nguyên tắc pháp luật cơ bản để giải quyết các vấn đề pháp lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời thể hiện khả năng tư duy phản biện và đánh giá đạo đức.
  5. Xây dựng tư duy tuân thủ pháp luật, nhận thức được tầm quan trọng của việc chấp hành các chuẩn mực pháp lý trong công việc và đời sống cá nhân, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm pháp lý.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu và trình bày ý nghĩa của các giá trị đạo đức trong kinh doanh, như sự liêm chính, trách nhiệm, minh bạch, tôn trọng các bên liên quan, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), công bằng và tuân thủ pháp luật.
  2. Nhận biết các hành vi kinh doanh thiếu đạo đức hoặc gây hại đến cá nhân, cộng đồng hay môi trường, từ đó nâng cao ý thức về trách nhiệm nghề nghiệp.
  3. Áp dụng các lý thuyết đạo đức để giải quyết những tình huống khó trong kinh doanh, đưa ra quyết định hợp lý và phù hợp với nguyên tắc đạo đức.
  4. Phân tích và đánh giá các cách tiếp cận khác nhau đối với thực tiễn đạo đức trong kinh doanh, đồng thời bảo vệ quan điểm cá nhân dựa trên cơ sở lý luận từ các lý thuyết đạo đức.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu và giải thích các nguyên tắc đạo đức trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu, công bằng trong thuật toán, hòa nhập số, trách nhiệm, minh bạch, tính bền vững, và đạo đức trong trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy.
  2. Nhận biết những cách sử dụng công nghệ có thể gây hại hoặc vi phạm đạo đức, ảnh hưởng đến người dùng, xã hội, hoặc môi trường.
  3. Áp dụng các lý thuyết đạo đức để xử lý các tình huống khó khăn liên quan đến công nghệ, giúp đưa ra quyết định đúng đắn và cân nhắc lợi ích chung.
  4. Đánh giá các phương án giải quyết vấn đề đạo đức trong công nghệ và đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên các nguyên tắc đạo đức đã học.

Thời lượng: 45 giờ
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học này, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu rõ và giải thích các yếu tố quan trọng trong học tập qua phục vụ cộng đồng, bao gồm lợi ích, tác động, và những đặc điểm cốt lõi.
  2. Suy ngẫm và đánh giá các vấn đề xã hội cũng như các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của UNESCO, gắn liền với dự án phục vụ cộng đồng được thiết kế.
  3. Lên kế hoạch và triển khai một dự án phục vụ cộng đồng, đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định địa phương.
  4. Đánh giá kết quả dự án và rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất hướng cải thiện cho những lần thực hiện tiếp theo.
  5. Xây dựng sự đồng cảm với các thành viên trong cộng đồng địa phương, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần kết nối.

Mục tiêu học tập 2 - Công việc

 

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học này, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của tư duy sáng tạo và phản biện trong việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.
  2. Xây dựng và phân tích các lập luận một cách logic và dựa trên bằng chứng khoa học, đồng thời biết cách nhìn nhận và đánh giá các quan điểm khác nhau.
  3. Vận dụng tư duy sáng tạo và phản biện để tìm kiếm giải pháp mới, giải quyết các thách thức thực tế với sự hỗ trợ từ các công cụ và phương pháp hiện đại.
  4. Kết hợp tư duy sáng tạo và phản biện vào việc phát triển ý tưởng trong môi trường làm việc để mang lại giá trị thiết thực và hiệu quả cho tổ chức.
  5. Phát triển khả năng làm việc cá nhân cũng như làm việc nhóm, xây dựng nền tảng để nâng cao hiệu quả công việc và từ đó đóng góp cho sự phát triển chung.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Nhận biết và phân tích các vấn đề từ cuộc sống và công việc, từ đó tìm ra hướng giải quyết bằng các phương pháp thuật toán.
  2. Phân tách vấn đề thành các bước logic và xác định các dữ liệu cần thiết để giải quyết vấn đề.
  3. Áp dụng các cấu trúc dữ liệu và thuật toán cơ bản trong quá trình giải quyết vấn đề.
  4. Thiết kế các thuật toán và mô hình cơ bản để giải quyết các bài toán cụ thể.
  5. Thực hành lập trình để triển khai các giải pháp một cách hiệu quả và chính xác.
  6. Đánh giá và tối ưu hóa các giải pháp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học này, sinh viên sẽ có thể:

  1. Đọc, hiểu, tạo và truyền đạt dữ liệu dưới dạng thông tin.
  2. Phân tích và trực quan hóa dữ liệu bằng các công cụ như Excel và Python.
  3. Hiểu được vai trò của dữ liệu trong chiến lược kinh doanh và biết cách áp dụng các thông tin từ dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định.
  4. Phát triển kỹ năng thiết kế và thu thập dữ liệu, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu.
  5. Sử dụng các phương pháp thống kê và xác suất để diễn giải, trình bày và kể câu chuyện từ dữ liệu một cách hiệu quả.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học này, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu được các nguyên tắc cơ bản về AI, bao gồm học máy (machine learning) và mạng nơ-ron (neural networks).
  2. Sử dụng các công cụ AI, như ChatGPT, để hỗ trợ công việc và học tập.
  3. Nhận biết các vấn đề đạo đức liên quan đến AI, bao gồm quyền riêng tư dữ liệu và thiên lệch trong thuật toán.
  4. Ứng dụng AI để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy sáng tạo trong môi trường học thuật và công việc chuyên nghiệp.
  5. Thiết kế và đánh giá giao diện người dùng nhằm cải thiện tương tác giữa con người và AI.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học này, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu các giá trị, thái độ và nguyên tắc cơ bản của văn hóa học thuật, đồng thời nhận biết cách mà viết học thuật phản ánh những yếu tố này.
  2. Phân biệt sự khác nhau giữa những bài viết học thuật và những bài viết  ý kiến cá nhân, từ đó áp dụng các kỹ năng như trích dẫn và diễn giải để hoàn thành bài luận học thuật đúng chuẩn.
  3. Nhận biết sự khác biệt giữa viết học thuật và viết chuyên nghiệp về phong cách, mục đích, đối tượng độc giả, và cách trình bày.
  4. Phát triển kỹ năng viết rõ ràng, súc tích và có cấu trúc, tập trung vào các tài liệu và tình huống quan trọng trong học thuật và công việc chuyên môn, bao gồm bài luận, bài báo, báo cáo kinh doanh, đề xuất, và bài phát biểu.
  5. Sử dụng AI để hỗ trợ, cải thiện và chỉnh sửa bài viết trong cả môi trường học tập và công việc chuyên môn.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu và trình bày các khái niệm cơ bản, phạm vi ứng dụng, và sự đa dạng của giao tiếp bằng lời nói và hình ảnh.
  2. Xác định và đáp ứng các yêu cầu giao tiếp dựa trên việc hiểu rõ đối tượng và bối cảnh trong các môi trường chuyên nghiệp, đồng thời áp dụng kiến thức để truyền tải thông điệp hiệu quả.
  3. Thể hiện thái độ có trách nhiệm, đạo đức và tôn trọng, đặc biệt trong bối cảnh lĩnh vực truyền thông thay đổi mạnh mẽ do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.
  4. Phát triển kỹ năng giao tiếp cá nhân trong các tình huống quan trọng như thuyết trình, trò chuyện, thảo luận và phản hồi.
  5. Nâng cao khả năng tạo nội dung số đa phương tiện, bao gồm các bài thuyết trình, pitch, blog, video, podcast, và quản lý đa phương tiện cơ bản.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Áp dụng phương pháp SMART để đặt ra mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường, thực hiện được, phù hợp và có thời hạn cụ thể, giúp định hướng và tập trung vào những gì quan trọng nhất.
  2. Nâng cao kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc, biết cách ưu tiên dựa trên mức độ quan trọng và cấp bách, từ đó quản lý thời gian và nguồn lực hiệu quả hơn.
  3. Hiểu cách phân công nhiệm vụ dựa trên thế mạnh và kỹ năng của từng thành viên trong nhóm, tối ưu hóa năng suất và tạo điều kiện cho mọi người phát huy tốt nhất khả năng của mình.
  4. Lập kế hoạch và quản lý tiến độ dự án, biết cách theo dõi, động viên nhóm vượt qua khó khăn, duy trì động lực và đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng.
  5. Thành thạo kỹ năng phản hồi chuyên nghiệp, chính xác và kịp thời, góp phần tạo dựng một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

Thời lượng: 45 giờ
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Rèn luyện kỹ năng tự lãnh đạo, xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng, khả năng tự quyết và kiểm soát bản thân trong mọi tình huống.
  2. Tự trang bị các kỹ năng thiết yếu để sẵn sàng bước vào môi trường đại học, học cách thích nghi với những thách thức từ học tập, xã hội và người khác, đồng thời phát triển tư duy học tập suốt đời.
  3. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, chuẩn bị vững vàng cho hành trình thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp sau này.
  4. Tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội, lan tỏa những giá trị tích cực và nuôi dưỡng tinh thần “trả ơn cuộc đời.”
  5. Liên tục tự đánh giá và hoàn thiện bản thân, từ việc xây dựng CV khi nhập học, lập Kế hoạch Phát triển Cá Nhân (IDP), đến việc chuẩn bị CV trước khi tốt nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và sẵn sàng cho cuộc sống sau đại học.

Thời lượng: 45 giờ
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản để sống khoẻ mạnh, bao gồm chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục thường xuyên, và chăm sóc sức khoẻ tinh thần.
  2. Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, biết cách quản lý căng thẳng hiệu quả và duy trì sự cân bằng giữa học tập, công việc và cuộc sống.
  3. Giữ kỷ luật với bản thân trong ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi, đồng thời tích cực tham gia các câu lạc bộ thể chất và tinh thần tại trường.
  4. Nhận thức được tác động của lối sống đến sức khoẻ lâu dài, biết cách đưa ra những quyết định hợp lý để cải thiện chất lượng cuộc sống.
  5. Lan toả tinh thần sống lành mạnh trong cộng đồng thông qua việc nghiên cứu, tổ chức chiến dịch nâng cao nhận thức, và tham gia các nhóm sinh hoạt về sức khoẻ.

Số tín chỉ: Tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng viện

Hoàn thành kỳ thực tập, sinh viên sẽ có thể:

  1. Rèn luyện thói quen và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, giúp đạt hiệu quả cao trong công việc.
  2. Hiểu rõ và thực hiện các mục tiêu công việc được thống nhất trước với nhà tuyển dụng hoặc người hướng dẫn.
  3. Cải thiện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và các kỹ năng quan trọng khác, giúp sinh viên làm việc hiệu quả hơn.
  4. Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn theo ngành, nhằm đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của vị trí thực tập và các vị trí tương tự trong tương lai.
  5. Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp, mở ra cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Mục tiêu học tập 3 - Kết nối

 

Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu rõ nền tảng triết học cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
  2. Giải thích ý nghĩa của triết học Mác-Lênin trong việc hình thành hệ tư tưởng của Nhà nước Việt Nam và vai trò của nó trong các lĩnh vực khác như lịch sử, chính trị và kinh tế.
  3. Nhận biết đặc trưng giao thoa của triết học Việt Nam, bao gồm các yếu tố từ chủ nghĩa Mác-Lênin, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, và các dòng tư tưởng khác.
  4. Mô tả, đánh giá và so sánh các câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi triết học cơ bản như “Thực tại là gì?”, “Tri thức là gì?”, “Điều gì đúng và sai?”.
  5. Hiểu và đánh giá các cách tiếp cận khác nhau về bản chất của khoa học và sự tiến bộ khoa học.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu cách thế giới kết nối và vận hành thông qua nền kinh tế chính trị toàn cầu.
  2. Nắm được các khái niệm và lý thuyết cơ bản để phân tích nền kinh tế toàn cầu.
  3. Hiểu sự chuyển đổi của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế chính trị toàn cầu.
  4. Nhận biết và đánh giá các xu hướng lớn trong kinh tế chính trị thế giới.
  5. Hiểu tác động của sự trỗi dậy từ Trung Quốc và Ấn Độ đối với Việt Nam, ASEAN và thế giới.

Số tín chỉ: 2

Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  • Hiểu và giải thích các khái niệm cơ bản về chính trị và sự thay đổi xã hội ở Việt Nam và khu vực, đồng thời làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành.
  • Hiểu vai trò quan trọng của chính trị và hệ thống chính trị trong sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm cả các quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
  • Nhận thức được cách chính trị tác động đến việc quản lý kinh tế và ảnh hưởng đến sự thành công của một quốc gia.
  • So sánh sự phát triển của Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực châu Á để rút ra những bài học kinh nghiệm.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu rõ các sự kiện, nhân vật và điều kiện lịch sử dẫn đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời nhìn nhận tư tưởng này như một di sản lịch sử và một hệ thống tư tưởng sống động.
  2. Phân tích quá trình chuyển biến của tư tưởng Hồ Chí Minh qua thời gian và ý nghĩa của nó đối với lịch sử cũng như tương lai của Việt Nam.
  3. Đánh giá các tài liệu lịch sử như văn bản, nghệ thuật, văn học, khảo cổ học, và các ghi chép truyền miệng để hiểu các yếu tố và tiền đề lịch sử liên quan đến các vấn đề đương đại.
  4. Vận dụng kiến thức lịch sử và văn hóa để phân tích và hiểu các vấn đề hiện nay.
  5. Trình bày các lập luận dựa trên bằng chứng lịch sử và thảo luận sâu sắc về các chủ đề lịch sử phức tạp.
  6. Khám phá nhiều góc nhìn khác nhau về quá khứ, đặc biệt từ quan điểm của những nhân vật lịch sử trong bối cảnh của họ.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu rõ các sự kiện, nhân vật và điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. Phân tích các tài liệu lịch sử như văn bản, nghệ thuật, văn học, khảo cổ học và các ghi chép truyền miệng để có cái nhìn sâu sắc về lịch sử.
  3. Nắm vững các yếu tố và tiền đề lịch sử liên quan đến các vấn đề đương đại, từ đó áp dụng kiến thức lịch sử và văn hóa để phân tích và hiểu các vấn đề hiện tại.
  4. Trình bày các lập luận dựa trên bằng chứng lịch sử một cách chặt chẽ và thuyết phục.
  5. Khám phá nhiều góc nhìn khác nhau về quá khứ, đặc biệt từ quan điểm của những nhân vật lịch sử trong bối cảnh thời đại của họ.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  • Hiểu rõ cách các yếu tố như bản sắc, giá trị, nhận thức và định kiến cá nhân được định hình bởi văn hóa và lối sống đa dạng.
  • Nắm vững lý thuyết và thực tiễn về tác động của văn hóa đối với đời sống hàng ngày, cả trong bối cảnh địa phương và toàn cầu.
  • Nhận diện và phân tích sự giao thoa giữa bản sắc văn hóa của bản thân và của người khác, từ đó nâng cao khả năng thấu hiểu và tôn trọng sự khác biệt.
  • Vận dụng kiến thức và kinh nghiệm về văn hóa để giải quyết các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác hoặc phối hợp giữa cá nhân và tập thể đến từ các nền văn hóa khác nhau.

Số tín chỉ: 2

Hoàn thành môn học này, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu rõ các yếu tố chính, cấu trúc, và quy trình trong quan hệ quốc tế.
  2. Nắm được các nguyên tắc lý thuyết cơ bản và so sánh các cách tiếp cận khác nhau về con người và xã hội trong quan hệ quốc tế.
  3. Nhận diện mục tiêu của các tổ chức quốc tế trong chính trị, hợp tác và phối hợp toàn cầu.
  4. Phân tích tình huống thực tế hoặc nghiên cứu điển hình, đưa ra giải pháp dựa trên lý thuyết và lập luận chặt chẽ.
  5. Đánh giá các chiến lược và quan điểm khác nhau, đặc biệt trong các tình huống phức tạp liên quan đến quan hệ quốc tế.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Hiểu và trân trọng nghệ thuật và nghệ thuật thị giác trong các bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội và môi trường.
  2. Nắm vững các nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật, nghệ thuật thị giác và thiết kế, đồng thời phân tích một tác phẩm nghệ thuật dựa trên góc nhìn khách quan.
  3. Hiểu cách tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo và quá trình tạo ra chúng.
  4. Liên hệ ý nghĩa và ứng dụng của nghệ thuật vào lĩnh vực học tập hoặc sở thích cá nhân.
  5. Phân tích nghệ thuật Việt Nam và đặt nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu.

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Không yêu cầu

Hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có thể:

  1. Nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực nghệ thuật đã chọn (như âm nhạc, múa, kịch, hoặc nghệ thuật thị giác) và thể hiện sự sáng tạo, cá tính thông qua các buổi biểu diễn.
  2. Đánh giá và thảo luận các hình thức biểu diễn nghệ thuật khác nhau, nhận diện các yếu tố và kỹ thuật chính, đồng thời viết bài đánh giá về sự phát triển nghệ thuật cá nhân.
  3. Hợp tác hiệu quả với đồng đội để sáng tạo và biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật, đồng thời biết cách đưa ra và tiếp nhận phản hồi mang tính xây dựng.
  4. Truyền tải rõ ràng ý tưởng nghệ thuật đằng sau các buổi biểu diễn, cả bằng lời nói lẫn văn bản (nếu cần), đồng thời rèn luyện kỹ năng trình bày tác phẩm nghệ thuật trước khán giả, bao gồm kỹ năng sân khấu và tương tác.
  5. Khám phá và trân trọng các truyền thống nghệ thuật đa dạng trên thế giới, đặc biệt là văn hoá nghệ thuật Việt Nam, và đặt tác phẩm cá nhân vào bối cảnh văn hoá và lịch sử rộng lớn hơn.
  6. Lập kế hoạch và hoàn thành một dự án biểu diễn nghệ thuật từ đầu đến cuối, thể hiện khả năng quản lý thời gian và tổ chức tốt.
  7. Hiểu và áp dụng các nguyên tắc đạo đức trong nghệ thuật, bao gồm tôn trọng sở hữu trí tuệ và nhạy cảm văn hoá, đồng thời giữ thái độ chuyên nghiệp trong quá trình tập luyện, biểu diễn, và hợp tác.

Hoàn thành chương trình du học, sinh viên sẽ:

  1. Tự tin giao tiếp và làm việc với người từ các nền văn hóa và khu vực khác nhau.
  2. Thích nghi tốt với việc sống, học tập và làm việc trong môi trường văn hóa mới.
  3. Hiểu cách các nền văn hóa tác động qua lại, ảnh hưởng đến quan điểm, giá trị và hành vi của mỗi cá nhân.
  4. Phát triển tư duy toàn cầu và nhận thức về vai trò của một công dân toàn cầu.
  5. Xây dựng mạng lưới quan hệ lâu dài hỗ trợ cho học tập, công việc và cuộc sống cá nhân.

Các mục tiêu học tập và thành quả học tập theo chuyên đề của chương trình được xây dựng để phù hợp với sứ mệnh, giá trị cốt lõi, phẩm chất, và năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp VinUni theo bộ tiêu chí EXCEL: Empathy (Thấu cảm), Exceptional Capability (Năng lực vượt trội), Creativity (Sáng tạo), Entrepreneurial Spirit (Tinh thần khởi nghiệp), và Leadership Mindset (Tư duy lãnh đạo).

Mục Tiêu 1 – Cốt cách

Chuyên Đề

E X C E L
1.1. Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo x x x x
1.2. Tư duy lãnh đạo x x x
1.3. Trách nhiệm công dân x
1.4. Đạo đức x
1.5. Học tập qua phục vụ cộng đồng (Community Service Learning) x

Mục Tiêu 2 – Công việc

Chuyên Đề

E X C E L
2.1. Làm việc với tư duy và trí tuệ x x
2.2. Làm việc với công nghệ x
2.3 Làm việc cùng người khác x
2.4. Làm việc cùng bản thân x x
2.5. Thực tập x

x

Mục Tiêu 3 – Kết Nối

Chuyên Đề E X C E L
3.1. Khám phá Việt Nam x x
3.2. Phát triển bền vững và công dân toàn cầu x x
3.3. Nghệ thuật sáng tạo x x
3.4. Trải nghiệm quốc tế x x
Banner footer